Ba "căn bệnh" hiện một bộ phận thanh niên và không ít cán bộ Đoàn cấp cơ sở nói riêng thường hay mắc phải: Tính qua loa, đại khái; tác phong làm việc lề mề; không chịu đi sâu tìm hiểu và lắng nghe thanh niên. Ý kiến này đã được anh Ngọ Duy Hiểu - Bí thư Thành đoàn Hà Nội đưa ra tại cuộc trò chuyện với các Bí thư đoàn cấp xã, phường, thị trấn nhân tập huấn chức 4 lớp chức danh Bí thư đoàn phường, xã thị trấn của cho 577 đồng chí Thành phố Hà Nội diễn ra trong tháng 9/2009 với nhiều nội dung, đổi mới cả phương thức và kiến thức tập huấn.
Với việc thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu này, trên tinh thần cùng nhìn thẳng vào sự thật để "gỡ rối" và sửa chữa, giúp Đoàn không ngừng phát triển, dường như các buổi tập huấn không có một tiếng nói chuyện riêng.
Làm thế nào để thu hút thanh niên?
Nói chuyện với các bạn trẻ, Bí thư Thành đoàn Ngọ Duy Hiểu thẳng thắn chỉ ra rằng: Tổ chức Đoàn hiện nay ở nhiều nơi, nhất là trên địa bàn dân cư chưa đáp ứng được những kỳ vọng của nhân dân, mong mỏi của đoàn viên, thanh niên và các tầng lớp xã hội bởi không ít cán bộ Đoàn còn chưa thực sự làm việc nghiêm túc, chưa hết lòng vì thanh niên.
Nhiều cán bộ Đoàn mắc vào căn bệnh qua loa đại khái, trước khi làm việc gì không tìm hiểu kỹ, thành thử không tìm ra được những phương án tốt nhất để đạt kết quả cao. Nhiều đồng chí chưa có tác phong làm việc một cách khoa học, thiếu tự tin lại không tạo thói quen tuân thủ theo quy định: Giờ họp bắt đầu từ 8 giờ sáng nhưng coi việc đến muộn là...bình thường. Trong các cuộc họp, chủ toạ phải chỉ định phát biểu. Người đi họp không chuẩn bị ý kiến nên thường nói quá dài dòng không đúng trọng tâm vấn đề, hoặc họ tỏ vể im lặng cả buổi họp nhưng không tiếp thu bất cứ ý kiến nào để về chuyển tải tới các bạn thanh niên
Anh Ngọ Duy Hiểu cũng cho rằng: Lực lượng cán bộ đoàn cấp xã, phường mặc dù những năm qua đã có nhiều cố gắng: bám cơ sở, chủ động tìm tòi để đưa phong trào Đoàn phát triển nhưng hiện lực lượng này vẫn bộc lộ những điểm yếu. “Bản thân các bí thư đoàn phải là những người gương mẫu, phải là người đầu tiên sửa được những cái dở đó cho thanh niên thì phong trào nơi đó mới có thể tốt lên được, Đoàn ở nơi đó mới có thể gắn kết được với thanh niên, tạo niềm tin cho thanh niên và các tầng lớp xã hội. Cán bộ đoàn không gương mẫu thì khó đòi hỏi thanh niên tiến bộ".
Cán bộ Đoàn phải như...ngân hàng "Không thể quan cách xa xôi, chúng ta không thể như cán bộ hành chính đợi đoàn viên đến rồi: Anh cứ chờ ở đó, tôi sẽ xem xét tình hình và thông báo với anh sau". Nếu làm như thế chính các bạn đẩy xa mình hơn với thanh niên.
Nhưng ngay cả việc chia sẻ cũng phải được bộc lộ một cách có nghệ thuật: Với từng đối tượng thanh niên sẽ nói điều gì, tâm sự, "gỡ rối" cho họ ra sao, đòi hỏi khả năng nhạy cảm đặc biệt ở cán bộ Đoàn. "Việc này có thể không được học trong các trường đại học nhưng các đồng chí hoàn toàn học ở ngoài đời, hay trong chính các bạn thanh niên: Phải lắng nghe, học hỏi từ cách đi, đứng, cách nói, cách thuyết phục để họ thấy mình luôn ở bên họ, gần gũi với họ"....Hãy phần nào đó làm như những cán bộ ngân hàng: "Sẵn sàng phục vụ, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ, sắn sàng tư vấn, có thể rút thẻ 24/24 giờ, bất cứ lúc nào, cán bộ Đoàn mới được thanh niên tin yêu và chia sẻ" - Anh Ngọ Duy Hiểu lấy ví dụ như thế.
"Phải cụ thể hoá những mảng việc lớn này thành công trình, phần việc ở từng địa phương bên cạnh thực hiện những chủ trương, nghị quyết, kế hoạch của Trung ương, Thành phố và quận, huyện. Ví dụ tham mưu với các cấp uỷ Đảng những công trình phần việc vừa sức mình làm đẹp nơi mình sinh sống; Đặt quyết tâm ở nơi nào có Đoàn, có thanh niên nơi đó không còn những bãi rác, những hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, những cá nhân đổ rác ra đường cho Hà Nội xanh sạch đẹp; tập trung đề xuất công trình phần việc thanh niên phù hợp với Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội làm cho thời khắc 1000 ấy trở thành hết sức thiêng liêng và có ý nghĩa với Đoàn và mỗi bạn thanh niên. "Tuổi trẻ chúng ta được lịch sử và tạo hóa dành cho một đặc ân là được sống trong thời khắc thiêng liêng như thế...
Theo thanhnienviet.vn ..12/05/2011